Nữ sinh lớp 9 bị đánh ở Quảng Bình: Xử phạt hành chính nhóm người liên quan
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.Lưu ý khi lập di chúc đối với nhà đất
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 21: Vì sao Vũ thừa nhận có con với Hà?
Trong làng bóng đá sinh viên khu vực Tây Nam bộ, Trường ĐH Trà Vinh đang dần khẳng định vị thế của một thế lực mới. Sau màn trình diễn ấn tượng tại mùa giải trước, đội bóng tiếp tục thể hiện phong độ xuất sắc để lần thứ hai liên tiếp góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, ngay từ trận mở màn, đương kim vô địch khu vực đã gửi lời tuyên chiến mạnh mẽ với phần còn lại khi đánh bại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long bằng chiến thắng áp đảo 4-0. Không chỉ có cách biệt lớn về tỷ số, trận đấu này còn ghi dấu ấn đặc biệt khi đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận lập hat-trick đầu tiên của vòng loại khu vực. Tiếp đà hưng phấn, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam tiếp tục hủy diệt Trường ĐH FPT Cần Thơ với tỷ số 4-1 trong một thế trận hoàn toàn áp đảo. Sự đồng đều ở cả ba tuyến giúp đội kiểm soát hoàn toàn trận đấu, cho thấy một hệ thống chiến thuật bài bản và hiệu quả.Nhưng đỉnh cao của sự bùng nổ đến ở lượt trận cuối vòng bảng, khi ĐH Trà Vinh khiến tất cả phải ngỡ ngàng với chiến thắng 6-0 trước Trường ĐH Tây Đô. Ấn tượng hơn, ngay ở giây thứ 49, tiền đạo Hà Văn Thuận đã ghi bàn thắng nhanh nhất của vòng loại khu vực. Một trận đấu thể hiện trọn vẹn sự vượt trội của đội bóng này, cả về kỹ thuật lẫn tinh thần thi đấu.Với ba trận toàn thắng cùng hiệu số khủng, Trường ĐH Trà Vinh hiên ngang tiến vào vòng play-off với tư cách ứng cử viên số một. Và họ đã không khiến người hâm mộ thất vọng.Bước vào vòng loại trực tiếp, sự kịch tính và khốc liệt tăng lên đáng kể. Trận đấu với Trường ĐH Cửu Long được dự báo là thử thách không hề dễ dàng, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Đối thủ chơi đầy quyết tâm và khiến thầy trò HLV Trầm Quốc Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng trong thời điểm then chốt, bản lĩnh của một đội bóng lớn đã lên tiếng: pha lập công duy nhất giúp đội giành chiến thắng tối thiểu 1-0, ghi danh vào trận chung kết khu vực.Nếu như trận bán kết là màn thử thách sự kiên nhẫn, thì trận chung kết với Trường ĐH Nam Cần Thơ lại là nơi mà ý chí và quyết tâm của Trà Vinh được đẩy lên đỉnh điểm. Cả hai đội đã cống hiến một trận cầu căng thẳng, giằng co từng pha bóng. Tưởng chừng trận đấu sẽ phải bước vào loạt sút luân lưu thì đúng vào phút bù giờ cuối cùng, Nguyễn Văn Giàu hóa người hùng với bàn thắng quý như vàng, chính thức đưa Trường ĐH Trà Vinh vào vòng chung kết toàn quốc. Thành công của Trường ĐH Trà Vinh không chỉ đến từ một cá nhân xuất sắc mà là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật hợp lý và tinh thần đồng đội tuyệt vời. Đội bóng này không có lối chơi cứng nhắc mà thể hiện sự linh hoạt đáng kinh ngạc: khi đối thủ yếu, họ tấn công vũ bão; khi gặp đối thủ mạnh, họ phòng ngự chặt chẽ và tận dụng cơ hội một cách lạnh lùng.Nhắc đến Trà Vinh, không thể không kể đến hai cái tên nổi bật nhất: đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận và tiền đạo Hà Văn Thuận. Minh Thuận không chỉ là thủ lĩnh về tinh thần mà còn là trái tim của hàng công, với những bàn thắng quan trọng và khả năng dẫn dắt lối chơi. Trong khi đó, Hà Văn Thuận lại là mẫu tiền đạo nhanh nhẹn, có thể trừng phạt đối thủ chỉ với một khoảnh khắc sơ sẩy.Bên cạnh đó, hàng thủ vững chắc và sự chắc chắn từ tuyến giữa cũng là yếu tố quan trọng giúp đội bóng này trở nên đáng sợ. Đây là một tập thể không có quá nhiều ngôi sao, nhưng lại có sự gắn kết và đồng lòng – điều mà nhiều đội bóng phải thèm muốn.Lần đầu tiên góp mặt tại vòng chung kết năm ngoái, ĐH Trà Vinh đã tạo được tiếng vang lớn khi lọt vào tứ kết. Nhưng với một đội bóng tham vọng, họ không muốn dừng lại ở đó.Mùa giải 2025, Trường ĐH Trà Vinh bước vào vòng chung kết với một tâm thế khác: không còn là kẻ thách thức mà là một đối thủ thực sự đáng gờm. Họ đã chứng minh được khả năng và giờ đây, mục tiêu không chỉ là góp mặt mà còn là tiến sâu, ít nhất là vượt qua được thành tích năm ngoái. Khi đón tiếp các đội bóng tại TP.HCM để chuẩn bị cho VCK vào năm ngoái, một trong những đội khiến chúng tôi (PV Báo Thanh Niên) ấn tượng nhất. Không phải là vì các cá nhân xuất sắc nổi trội, hay các cầu thủ có ngoại hình nổi bật. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là sự chân chất, chân thành từ cả thầy lẫn trò đến cả cổ động viên của Trường ĐH Trà Vinh. Mùa giải năm ngoái, HLV Trầm Quốc Nam từng chia sẻ rằng cả đội không ít lần thao thức đến tận 2-3 giờ sáng, không phải vì lo lắng mà vì niềm phấn khích quá lớn khi lần đầu tiên đặt chân đến sân chơi đỉnh cao này. “Ai cũng mong chờ từng giờ từng phút để được ra sân, để khẳng định mình và mang về niềm tự hào cho ngôi trường thân yêu”, ông tâm sự.Nhưng với Trường ĐH Trà Vinh, bóng đá không chỉ là chuyện thắng - thua. Đó là một sân khấu, nơi đội bóng muốn trình diễn thứ bóng đá đẹp, cống hiến hết mình để người hâm mộ có thể thưởng thức những pha bóng mãn nhãn. HLV Trầm Quốc Nam từng nhấn mạnh: "Chúng tôi không chỉ đá vì danh hiệu, mà còn để thể hiện bản sắc, để xứng đáng là đại diện tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ tại giải đấu uy tín này". Với họ, mỗi trận đấu là một lời khẳng định về tinh thần thể thao cao thượng, về lối chơi kỹ thuật, fair-play và sự bùng cháy đến những phút cuối cùng.Các CĐV của đội bóng miền Tây cũng ấn tượng không kém. Năm 2024, lần đầu tiên, trên khán đài của Trường ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiện dàn âm thanh cổ vũ độc đáo với nhạc ngũ âm và trống Chhay-dăm cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của người Khmer. Không quá ồn ào, không đao to búa lớn nhưng đủ chân thành để khiến các cầu thủ dưới sân cảm nhận “lửa” đang được tiếp từ khán đài. Bước vào VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO, tinh thần bóng đá đẹp đó vẫn là kim chỉ nam dẫn lối. Trường ĐH Trà Vinh không chỉ hướng đến những cột mốc thành tích, mà còn muốn lan tỏa hình ảnh của một đội bóng chơi bóng với niềm đam mê thuần khiết nhất. Họ không chỉ muốn thắng, mà muốn thắng theo cách khiến người hâm mộ phải nhớ mãi—bằng những pha phối hợp đẹp mắt và bằng tinh thần của những người con miền Tây.
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Man City sẵn sàng ‘biến’ Haaland thành cầu thủ nhận lương cao nhất Ngoại hạng Anh
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!